![](https://static.wixstatic.com/media/51dbe5_68b81ab8ce729b5c81ead615d83204c2.jpg/v1/fill/w_150,h_70,al_c,q_80,usm_0.66_1.00_0.01,enc_avif,quality_auto/51dbe5_68b81ab8ce729b5c81ead615d83204c2.jpg)
Nguyễn Anh Huy
THÀNH TÍCH
-
Được công nhận là một nhà quản lý tiềm năng để giữ những chức vụ quan trong của Shell tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Trung Đông (APME).
-
Đã nhận được giải thưởng Shell Chemicals Vice President Ward 2007 cho việc đóng góp xuất sắc cho quản lý hoạt động Cung ứng cho khu vực APME.
-
Là người đầu tiên của Việt Nam nhận giải thưởng Shell Chemicals Executive Vice năm 2008 cho những đóng góp vào những dự án qui mô toàn cầu của Shell Chemicals
-
Anh Huy còn là người Việt Nam đầu tiên đoạt giải thưởng Shell Chemicals EVP Awards (Executive Vice President Awards)
Bài viết về anh Nguyễn Anh Huy trên báo Doanh nhân Sài Gòn số 26 ra ngày 06/01/2009
Bài viết trên báo Người lao động:Chuỗi cung ứng tăng sức cạnh tranh
Các công ty áp dụng một chuỗi cung ứng hoàn thiện có lợi nhuận cao hơn 12 lần so với các công ty có chuỗi cung ứng không hoàn thiện Khái niệm chuỗi cung ứng có thể còn mới đối với thị trường VN, nhưng thực tế hơn 30 năm chiến tranh, đường Hồ Chí Minh và hệ thống tiếp tế, tuyến chi viện chiến lược cho chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã trở thành biểu tượng thành công của quản trị chuỗi cung ứng”.
Thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trường Sơn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, đã khẳng định như vậy khi đánh giá tầm quan trọng của chuỗi cung ứng.
Giá thành thấp, lợi nhuận cao
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn hội nhập, vai trò của chuỗi cung ứng rất quan trọng. Nhắc đến việc quản trị chuỗi cung ứng quyết định sự thành công của thương hiệu, không thể không đề cập hai thương hiệu nổi tiếng là Wal-Mart và Kmart. Năm 1962, khi Wal-Mart ra đời, lúc đó Kmart đã có 63 cửa hàng. Đến năm 2002, Kmart phá sản, Wal-Mart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Nói về sự thất bại của Kmart, Tổng Giám đốc Chuck Conaway phải thừa nhận: “Tôi cho rằng chính chuỗi cung ứng là gót chân Archilles của Kmart”.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối VN – VDA, cũng cho rằng: Nếu quản trị chuỗi cung ứng tốt, chi phí thấp sẽ dẫn đến giá sản phẩm thấp, tạo thế mạnh cạnh tranh. Nếu như chi phí cung ứng của Mỹ năm 2005 là 1.183 tỉ USD (chiếm 9,5% GDP), tại Nhật là 11% GDP, Trung Quốc là 21,6% GDP thì theo thống kê chưa chính thức tại VN, chi phí cung ứng dao động từ khoảng 19% - 25% GDP. chính vì vậy giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng còn rất cao. Các công ty áp dụng một chuỗi cung ứng hoàn thiện có lợi nhuận cao hơn 12 lần so với các công ty có chuỗi cung ứng không hoàn thiện.
Các chuyên gia tài chính nhấn mạnh: Những doanh nghiệp (DN) đã có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán cần phải chú ý phát triển chuỗi cung ứng hơn bao giờ hết. Bình quân trên thế giới, giá cổ phiếu của một công ty giảm khoảng 8% vào ngày chuỗi cung ứng được thông báo là có vấn đề và giá cổ phiếu sẽ tăng khi công ty đưa ra một quyết định đổi mới liên quan đến chuỗi cung ứng.
Cần sự quan tâm của Nhà nước
Theo ông Nguyễn Anh Huy, Giám đốc cung ứng khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông của Tập đoàn Shell Chemicals: “Hiện nay, để tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực chính, các DN sản xuất thường có xu hướng thuê các dịch vụ cung ứng bên ngoài”. Tuy nhiên, DN trong nước hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cung ứng còn ít, rời rạc và thiếu tính chuyên nghiệp. Nếu không phát triển ngành dịch vụ này, DN VN có thể thua ngay trên sân nhà vì sắp tới nhiều tập đoàn cung ứng quốc tế sẽ đầu tư vào VN.
Theo các chuyên gia, muốn xây dựng một ngành dịch vụ cung ứng, rất cần sự quan tâm của Nhà nước vì hiện nay ngành dịch vụ cung ứng vẫn thiếu tầm nhìn dài hạn cả ở cấp quản lý và DN. Bà Nguyễn Thị Hồng Minh phân tích: Hạ tầng vận tải lạc hậu, hạ tầng kho bãi thiếu, sự tham gia của công nghệ thông tin còn mờ nhạt... là vấn đề thách thức đối với quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Vấn đề nhân lực cho ngành dịch vụ cung ứng cũng cần được quan tâm, nhu cầu những năm tới cần khoảng hàng ngàn tổng giám đốc (CEO) cho ngành quản trị chuỗi cung ứng và lực lượng lao động trong ngành này ước chừng khoảng 7%-9% tổng lực lượng lao động VN nên cần thiết phải có chính sách đào tạo và tái đào tạo ngay từ bây giờ. Một điểm khó khăn nữa là hiện không biết cơ quan nào là cấp quản lý, Bộ Giao thông vận tải hay Bộ Thương mại để có những đề xuất cụ thể trong việc phát triển ngành dịch vụ cung ứng.
Mai Vân
![](https://static.wixstatic.com/media/51dbe5_601d6c4ce4586c2230ac7386c7657176.jpg/v1/fill/w_255,h_275,al_c,q_80,usm_0.66_1.00_0.01,enc_avif,quality_auto/51dbe5_601d6c4ce4586c2230ac7386c7657176.jpg)
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
-
Hơn 15 năm làm việc ở những vị trí cấp cao ớ các tập đoàn Đa Quốc Gia và có nhiều kinh nghiệm quản lý tại Việt nam và nhiều nước trong khu vực.
-
Từng giữ các vị trí ở tập đoàn Shell như: GĐ sản xuất, GĐ Điều hành, GĐ Chuỗi Cung ứng và Hỗ trợ khách hàng, GĐ Phát triển Kế hoạch & Dự án Khu vực Châu Á TBD & Trung Đông (APME), GĐ Chuỗi Cung ứng (APME), Phó Tổng Giám đốc của Shell Việt Nam
-
Hiện nay là Tổng giám đốc của Thai Oil Public solvent Việt nam
-
Là nhà sáng lập ra TalentLink và mang Chương trình CBP, IBTA (Hoa Kỳ) vào Việt nam T.07/2008.
-
Với bề dày kinh nghiệm và mối quan hệ rộng , Huy luôn cùng với đội ngũ giảng viên là những chuyên gia hàng đầu tìm hiểu kỹ nhu cầu đào tạo của từng doanh nghiệp để thiết kế những chương trình đào tạo thực tế, hiệu quả và mang tính đặc trưng riêng.